Giới thiệu

Bạn có biết rằng, hiện nay cứ 10 người có biểu hiện đau khớp cột sống thì đã có một người bị thoát vị đĩa đệm. Chính vì không hiểu thoát vị đĩa đệm là gì đã khiến cho những biến chứng mà bệnh gây ra có thể gây teo cơ, hủy hoại xương khớp, khiến bệnh nhân phải chịu cảnh tàn tật cả đời. Và đó chính là một bất lợi lớn, khiến sức khỏe của bạn có thể gặp nguy hiểm. Hãy đến với phòng khám xương khớp để điều trị kịp thời, tránh gây ra những biến chứng sau này
Được tạo bởi Blogger.
Featured

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Đau đầu gối bên trái có nguy hiểm không?


Xin chào chuyên mục tư vấn phòng khám xương khớp , em năm nay 25 tuổi. Cách đây một tháng khi đi xe máy trên đường thì em bị một chiếc xe khác va vào, khung xe đập vào đầu gối trái. Lúc ấy có chảy máu ở đầu gối và về thì thấy sưng lên, vài ngày sau thì bình thường. Tuy nhiên từ lúc bị va đập đến nay, em vẫn bị đau đầu gối bên trái, đau hơn khi ngồi xổm, co duỗi. Vậy em có cần đi khám không? Nếu để lâu thì có bị làm sao không ạ? Xin cảm ơn chuyên mục.

(Nguyễn Hải Đăng)


Trả lời

Chào bạn Hải Đăng, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về hòm thư. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Khớp gối được cấu tạo bởi xương, sụn, sụn chêm, hệ thống dây chằng, bao khớp và được bao bọc xung quanh bởi lớp mô mềm, mô dưới da và da. Khi có tác động va đập, chấn thương vào gối gây tổn thương thì khớp gối thường có các triệu chứng như sưng, đau và vận động khớp gối khó khăn.

Theo mô tả của bạn, đầu gối bên trái của bạn không chỉ bị tổn thương phần mềm vì vết thương đã lành nhưng vẫn còn đau khớp.

Theo mô tả của bạn, đầu gối bên trái của bạn không chỉ bị tổn thương phần mềm vì vết thương đã lành nhưng vẫn còn đau khớp. Bên cạnh đó, có thể tổn thương thêm một số thành phần khác khiến bạn bị đau đầu gối bên trái như tổn thương sụn chêm, dây chằng hoặc bao khớp...

Để phát hiện nguyên nhân đau đầu gối bên trái, bạn nên đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ sẽ sử dụng các phương tiện hỗ trợ để chẩn đoán lâm sàng như chụp cắt lớp (CT), chụp Xquang đầu gối trái. Từ đó để có cách điều trị phù hợp, tránh những hậu quả và biến chứng xấu về sau.

Xem thêm:

>> Cấu tạo khớp gối như thế nào?

>> Đau khớp gối sau khi sinh có nguy hiểm không?

Điều trị đau đầu gối bên trái có thể sử dụng thuốc kết hợp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Nếu những phương pháp đó không hiệu quả thì cần đến sự can thiệp của phẫu thuật (hiện nay có thể thực hiện phẫu thuật nội soi) để mang lại kết quả mong muốn.

Điều trị đau đầu gối bên trái có thể sử dụng thuốc kết hợp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Trong quá trình điều trị bạn không nên vận động mạnh có thể ảnh hưởng đến khớp gối, nên vận động nhẹ nhàng và có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Để chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị tốt nhất, bạn hãy đến phòng khám chuyên khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Thu Cúc. Tại đây đã trang bị các thiết bị y khoa tân tiến như:

-  Máy đo loãng xương hai bình diện DXUMMT – được WTO công nhận là tiêu chuẩn vàng.

-  Máy chụp Xquang đa tư thế.

-  Máy chụp cắt lớp CT 64 dãy – một trong những hệ thống CT hiện đại nhất hiện nay cho hình ảnh đa chiều và rõ nét; cùng với hệ thống xét nghiệm đầy đủ, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Đến phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Mayo người bệnh sẽ được các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trực tiếp điều trị.

Với tiêu chí về chất lượng khám và điều trị bệnh cùng với mức chi phí khám chữa phù hợp, phòng khám khoa cơ xương khớp Mayo đã trở thành một trong những địa chỉ khám cơ xương khớp tốt tại TP. HCM.

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

Mối quan hệ giữa đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm


Đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm có mối liên quan mật thiệt với nhau. Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức vùng hông, thắt lưng, mông, chân hay còn gọi là bệnh đau dây thần kinh tọa đều có thể do tình trạng thoát vị đĩa đệm gây ra.

Đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, kéo dài từ phần thắt lưng xuống hai bên chân. Một khi dây thần kinh tọa bị tổn thương sẽ gây ra các cơn đau nhức dọc theo đường mà dây thần kinh tọa chạy qua.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị chệch, lồi ra khỏi vị trí giữa 2 đốt sống, gây chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh. Mà bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh thường gặp và phổ biến hơn cả bởi do tính chất công việc hàng ngày, do tư thế làm việc sai…

Xem thêm:


Triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa

+ Bệnh đau dây thần kinh tọa thường chỉ xảy ra ở một bên chân trái hoặc phải

+ Cơn đau bắt đầu từ vùng lưng hoặc mông, lan xuống phía sau đùi, bàn chân

+ Các cơn đau âm ỉ hay dữ dội, đau nhức, đau buốt tùy vào tình trạng và giai đoạn bệnh

+ Người bệnh thường cảm thấy thoải mái hơn, cơn đau đỡ hơn khi nằm xuống hoặc đi bộ, bệnh nặng hơn khi đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ.

Trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm

Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa, bệnh sẽ được cải thiện hơn khi dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể và tập thể dục. Các bài tập thể dục nhằm hỗ trợ trong việc điều trị, người bệnh cần chú ý tăng cường các bài tập sức mạnh cơ bắp vùng bụng và lưng để phần nào đó hỗ trợ cho phần xương cột sống khi phải làm việc vất vả. Cần chăm chỉ kiên trì luyện tập hàng ngày để cải thiện bệnh được hiệu quả nhất.


Ngoài ra, một số triệu chứng nghiêm trọng sau đây, người bệnh cần tìm ngay đến bác sĩ và có thể sẽ phải trải qua các ca phẫu thuật mới có thể điều trị bệnh dứt điểm:

+ Mất cảm giác ở chân là tình trạng nghiêm trọng

+ Chức năng làm việc của ruột hoặc bàng quang ở tình trạng không kiểm soát: rối loạn chức năng đường ruột, tiểu khó hoặc đi tiểu không tự chủ…

+ Tê mông, đùi, chân nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách điều trị sớm

Đó là một vài triệu chứng, nguyên nhân đau thần kinh tọa mà người bệnh phải chịu đựng hàng ngày, khi có các biển hiện của bệnh bạn nên đến bệnh viện sớm để được khám từ đó phát hiện bệnh và có các cách điều trị cụ thể nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Nguồn internet

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Hay bị tê chân tay là bệnh gì?


Tôi là Nguyễn Thi Thùy Anh, 26 tuổi. Không hiểu sao mỗi khi ngủ trưa tại công ty thì sau khi ngủ dậy một bên tay và một bên chân thường bị tê cứng khoảng 3-5 phút mới hết. Cứ tưởng chỉ 1-2 ngày thôi nhưng đã kéo dài hơn 1 tuần rồi dù cho khi ngủ đã thay đổi nhiều tư thế nhưng lúc dậy vẫn bị tê tay chân. Không biết hay bị tê chân tay là bệnh gì thưa bác sĩ! có nguy hiểm không vậy? Vậy bác sĩ tư vấn giùm xin chân thành cảm ơn!

( Nguyễn Thị Thùy Anh, Quận Gò Vấp- TP.HCM )



Trả lời:

Với thắc mắc của bạn Thùy Anh chúng tôi đã nhờ tới chuyên môn tư vấn về vấn đề này như sau: Thường xuyên bị tê chân tay có thể là do rất nhiều nguyên nhân, thường chia làm 2 nguyên nhân chính như:

1. Tê chân tay do sinh lý

Đây là trường hợp tê chân tay bình thường không ảnh hưởng tới sức khỏe, hình thành là do việc ngồi quá lâu hay ngồi quá lâu khiến cho khí huyết ngưng trệ, sinh ra các chất acid làm cho máu không lưu thông dẫn tới tình trạng mất cảm giác, tê buốt chân tay. Hoặc trong trường hợp chịu sự ảnh hưởng của thời tiết, lạnh gió mạnh sẽ khiến cho khí huyết ngưng trệ gây rối loạn cảm giác gây tê chân tay.

=> Có thể bạn ngủ trưa bị tê tay chân thì nên kiểm tra lại xem môi trường bạn đang ngủ, trong trường hợp đó là môi trường máy lạnh, điều hòa thì khả năng mắc phải hiện tượng này là rất cao, gió và nhiệt độ lạnh từ điều hòa sẽ làm cho khí huyết ngưng tụ dẫn tới tê chân tay. Hoặc cũng có thể là do tư thế nằm tốt nhất bạn nên nằm ngửa để không chỉ tốt cho gan, tim, dạ dày mà còn giúp bạn chế tình trạng tê bì chân tay rất tốt.

2. Tê chân tay do bệnh lý 

Ngoài nguyên nhân do sinh lý bình thường thì hay bị tê chân tay còn có thể là dấu hiệu bệnh lý báo hiệu một số bệnh lý cần cảnh giác như:

– Do bệnh thiếu chất: Tê chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu một số chất như vitamin nhóm B, acid folic, calci kali, trường hợp này thường gặp ở người gầy yếu, có thể lực kém hay trẻ em và người cao tuổi do vậy nên cần nhờ tới chuyên gia bác sĩ phát hiện bổ xung trị khỏi chứng tê bì chân tay.

– Do bệnh gây ra: một số bệnh như đái đáo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạnh, béo phì cũng có thể gây nên chứng tê chân tay. Nếu tê tay do bênh lý xảy ra thường xuyên sẽ gây mất dần cảm giác ở các chi,khi đó bệnh càng trở nên nặng hơn và có thể dẫn tới khả năng teo cơ vô cùng nguy hiểm.

– Mắc bệnh xương khớp: ở một số bệnh về xương khớp như đau cột sống, viêm khớp, thần kinh ống cổ tay bị chèn ép gây nên tình trạng rối loạn tê bì chân tay, mất cảm giác.

Nếu như là trường hợp tê tay sinh lý thì bệnh không nguy hiểm chỉ cần vận động và xoa bóp vùng bị tê là có thể bình thường trở lại. Còn đối với tê chân tay bệnh lý thì mức độ nguy hiểm cao hơn, nếu như không được điều trị tận gốc thì có thể gây nên hiện tượng teo cơ, dẫn tới liệt, mất khả năng vận động vô cùng nguy hiểm do vậy nên khi bị tê chân tay thường xuyên thì bạn không nên xem thường mà cần tìm ra nguyên nhân điều trị ngay.

Xem thêm:

>> Mẹo chữa tê chân có hiệu quả không?

>> Tê tay sau khi sinh có nguy hiểm không?

Đối với chứng tê chân tay do bệnh lý thì bạn có thể dùng một số phương pháp điều trị như: 

– Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát các chỉ số như đường huyết, mỡ máu ở mức bình thường giúp điều trị bệnh theo nguyên nhân khỏi hoàn toàn.

– Điều trị các biến chứng thần kinh do bệnh gây ra bằng các sản phẩm có tác dụng giảm đau, giảm tê bì chân tay, và ngăn ngừa biến chứng thần kinh nặng thêm. Vindermen là dược phẩm có tác dụng điều trị này và nhanh chóng giúp người bệnh hết triệu chứng đau hoặc tê chân tay, ngăn biến chứng nặng thêm và người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh, hoạt bát.

– Bên cạnh đó, chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ vi khoáng chất như: đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng…, tập luyện thể thao đều đặn và nên khám bệnh định kỳ hàng năm.

Đến phòng khám xương khớ Mayo để giúp bệnh nhân giải đáp thắc mắc khám xương khớp ở bệnh viện nào tốt ở tphcm.

Nguồn internet

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì tốt cho sức khỏe?


Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng với sức khỏe mỗi người. Đối với những người đang bị bệnh và phục hồi sức khỏe thì vai trò của chế độ dinh dưỡng lại càng quan trọng.Một số bệnh nhân thoát vị địa đệm cho rằng: chế độ dinh dưỡng không có ảnh hưởng gì tới tình trạng bệnh tật của mình, tuy nhiên đó là một quan niệm sai lầm. Theo các bác sĩ tại phòng khám mayo bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần lưu ý một số điểm:

Người bị thoát vị đĩa đệm cần đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn uống của mình để giữ một trọng lượng cơ thể ở mức cho phép, tăng cân sẽ khiến bộ xương của bạn phải làm việc nhiều hơn, chịu tải lớn hơn và đương nhiên tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất không chỉ có tác dụng chữa lành bệnh một phần nào mà nó còn có thể hỗ trợ việc kiểm soát các triệu chứng mãn tính của cơ thể, và nó là công cụ cần thiết để xây dựng và duy trì các mô khoẻ mạnh.

Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thì chế độ ăn uống cần tập trung vào việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sụn khỏe mạnh, vì đó là những gì các annulus fibrosus được tạo thành. Các loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe sụn bao gồm những sản phẩm tự nhiên giàu vitamin C, E và D, cũng như bổ sung glucosamine và chondroitin.

Ngoài ra nên lựa chọn những thực phẩm giàu canxi để hỗ trợ sức khỏe của hệ xương nói chung và của xương sống nói riêng. Thực phẩm giàu canxi: sữa và các thực phẩm từ sữa.

Xem thêm:




Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, protein nạc như cá, thịt gà và các loại đậu



Nên uống nhiều nước giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể

Nên tập thể dục nhẹ nhàng, giúp duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ cho phép.

Khi ngủ nên nằm trên một mặt phẳng cứng, sử dụng một lớp đệm mỏng vừa phải, tránh nằm giường mềm, ngủ ở tư thế nằm ngửa co gối là thích hợp nhất, phải nắm rõ tư thế lên xuống giường chính xác.

Khi đi lại, làm việc cần giữ tư thế đúng, tránh những tư thế có thể gây hại cho cột sống lưng, không nên giữ một tư thế trong thời gian lâu.

Đối với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm phải lao động chân tay cần có ý thức để bảo vệ lưng, tránh những động tác gây ảnh hưởng tới lưng.

Nguồn internet

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?


Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là thắc mắc mà phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ ACC thường xuyên nhận được từ nhiều bệnh nhân. Đây là một bệnh lý thường gặp, có thể khiến một người khỏe mạnh bị tàn phế suốt đời nếu không chữa trị kịp thời.

Bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Tại Phòng khám ACC, các bác sĩ không chữa đau mà sẽ bắt đầu tìm nguyên nhân gây đau trước, dựa vào kết quả khám lâm sàng đó mới đề ra phác đồ điều trị tận gốc nguyên nhân gây đau, chữa lành cho người bệnh theo hướng tự nhiên mà an toàn, hiệu quả, không dùng đến thuốc hay phẫu thuật.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ hoặc thắt lưng bắt đầu với những cơn đau mỏi vùng cổ hoặc thắt lưng, sau đó lan dần đến mông đùi và cẳng chân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và làm việc… Phần đông mọi người đều chủ quan, lơ là với các triệu chứng cơ bản của thoát vị đĩa đệm, tự ý mua thuốc về sử dụng. Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến chức năng vận động, người bệnh mới tìm đến các phương pháp chữa trị.

>> Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không?

Các biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm

Đau rễ thần kinh: sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, bệnh nhân sẽ bị đau rễ thần kinh do quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh. Các cơn đau rễ thần kinh thường xuất hiện theo dải, kéo dài từ thắt lưng và lan rộng đến chân. Khi người bệnh ho, hắt hơi, di chuyển, đứng hoặc ngồi lâu cũng khiến cơn đau tăng mạnh. Trong quá trình di chuyển, người bệnh thường xuyên phải dừng lại một đoạn để nghỉ, do các cơn đau xuất hiện nhiều lần, cản trở lớn đến các hoạt động thường ngày.

Rối loạn cảm giác: biến chứng này thường xảy ra ở những khoảng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương, phổ biến nhất là cảm giác nóng, lạnh và xúc giác.

Rối loạn vận động: người bệnh có thể bị bại liệt ở 2 chân do rễ thần kinh chi phối
Rối loạn cơ thắt: biểu hiện lúc đầu là bí tiểu, sau đó tiểu không thể kiểm soát được, luôn có nước tiểu chảy rỉ ra do cơ thắt kiểu ngoại vi bị liệt không thể giữ nước tiểu.



Hội chứng đuôi ngựa theo các tầng thoát vị đĩa đệm

  • Hội chứng đuôi ngựa trên: do thoát vị đĩa đệm ở các đoạn cao (đốt sống lung L1 – L2 và L2 – L3) với biểu hiện liệt ngoại vi toàn bộ ở hai chân. Rối loạn cảm giác hai chân từ khu vực bẹn trở xuống, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.
  • Hội chứng đuôi ngựa dưới xuất phát do thoát vị đĩa đệm đoạn L5 – S1, với dấu hiệu rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, gây hạn chế một số động tác ở chân.
  • Hội chứng đuôi ngựa giữa: là biến chứng thường gặp nhất do thoát vị đệm đoạn L3 – L4 và L4 – L5 với biểu hiện rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, liệt gấp cẳng chân, liệt động tác bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân, cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi, mông…

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì?


Thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì?


Thoát vị đĩa đệm là một dạng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống bị chệch ra ngoài khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh gây nên các cơn đau nhức cho người bệnh. Thoát vị đĩa đệm đa tầng là trường hợp các đĩa đệm có đến 2 hay 3 hay nhiều hơn bị thoát ra ngoài xảy ra cùng lúc.

Nguyên nhân nào dẫn đến thoát vị đĩa đệm đa tầng?

Cũng giống như bệnh thoát vị đĩa đệm mà có những nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đệm đa tầng như sau:

Do tổn thương cột sống trong vận động thể dục thể thao, trong làm việc quá nặng nhọc hay do những chấn thương từ tai nạn, té ngã … làm cho cột sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn tới bị thoái hóa. Đây chính là ngyên nhân chủ yếu gây ra bênh thoát vị đĩa đệm.ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như:

Tuổi tác càng về già, tuổi càng cao, chức năng đàn hồi của xương cũng như giới hạn chịu đựng của xương có hạn chế nhất định. quá trình lão hóa cngx trở nên mạnh mẽ hơn, các lớp sụn dần dần bị bào mòn, các chức năng tế bào sản xuất dịch bảo vệ xongw khớp bị hạn chế.



Do người bệnh có thoi quen xấu trong quá trình làm việc như ngồi sai tư thế quá lâu, lười vận động đôi khi vận động qá mức dẫn tới tình trạng cột sống bị vẹo, thoái hóa cột sống. Ngoài ra bị thoát vị đĩa đệm cao tầng còn do yếu tố di truyền từ đời trước để lại nếu bố hoặc mẹ có cấu trúc gen bất thường.

Thông tin bổ ích:

>> Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không?

Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng.

Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ để lại hậu quả  nguy hiểm và hết sức nặng nề. bởi đây cùng một lúc phải chữa nhiều đĩa đệm chứ không phải một đĩa đệm như bệnh thoát vị đĩa đệm bình thường khác. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng có thể gây nên:

Cơn đau sẽ rất dữ dội hơn, cảm giác đau nhức sẽ rất nặng, khiến người bệnh không thể chịu nổi. Cơn đau cứ thế kéo dài từ vùng cột sống lan xuống tận tới chân. Trong trường hợp nặng hơn có thể gây mất cảm giác ở chân, rối loạn vận động, có ngy cơ teo cơ rất cao.

Đặc biệt nếu rễ thần kinh khu vực đuôi ngựa bị chèn ép sẽ gây ra những cơn đa nghiêm trọng, nặng nề nhất và  có thể làm bại liệt hoặc tàn phế vĩnh viễn cho người bệnh vì đây là khu vực tập trung nhiều rễ thần kinh.

Hãy đến phòng khám cơ xương khớp Mayo để điều trị bệnh kịp thời, tránh gây ra những biến chứng sau này!

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm không phải ai cũng biết?


Theo một nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới cho thấy, thoát vị đĩa đệm là một bệnh vào loại thường gặp nhất trong số các bệnh về cột sống với tỉ lệ thoát vị đĩa đệm ở người trưởng thành là 30%. Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm chiếm khoảng 17%, đặc biệt ở người trên độ tuổi 60. Tuy nhiên, độ tuổi từ 25-55 tuổi, tỷ lệ người bị mắc các bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng nhiều hơn.



Bạn có nằm trong số 30% người bị thoát vị đĩa đệm không?

Một vài dấu hiệu thông báo từ cơ thể về tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm mà mọi người nên biết từ đó phần nào có thể tự xác định tình trạng bệnh của mình.

Yếu cơ, tê, ngứa ran ở một hoặc cả 2 bên chân

Cơn đau tái phát, có lúc cơn đau âm ỉ có lúc lại dữ dội, ho hay hắt hơi cũng có thể khiến tình trạng đau nhức thêm nghiêm trọng hơn.

Đau nhức vùng  thắt lưng, lan xuống mông, chân, cảm giác tê, nhức xương khớp

Ngồi hay đứng quá lâu cũng khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng

Chân tay cảm giác yếu hơn bình thường, cầm nắm vật trở nên yếu, khó khăn hơn

Tình trạng sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, khả năng vận động đi lại trở nên khó khăn…

Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động đi lại của người bệnh. 

Khó kiểm soát hành động, việc cử động chân tay, cầm nắm, đi lại trở nên khó khăn hơn

Các rễ thần kinh bị chèn ép lâu không được điều trị sẽ gây ra hiện tượng đau nhức, teo cơ, liệt cơ…
Người bệnh có thể rơi vào tình trạng bại liệt vĩnh viễn nếu đĩa đệm bị lệch chèn ép vào tủy cổ, hoặc không điều trị sớm

Hãy đến phòng khám xương khớp Mayo để điều trị bệnh kịp thời, tránh gây ra những biến chứng sau này!

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống


Thoát vị đĩa đệm cột sống thường là do nguyên nhân ngã ngồi, trượt chân, cố sức nâng vật nặng… Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn chỉ mới bị bệnh có thể dùng thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống sẽ giúp giảm các cơn đau rất nhanh chóng.

Thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống


Trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thì bạn nên kết hợp nhiều biện pháp sẽ đạt được hiệu quả như. Việc chữa bệnh bằng thuốc có thể kết hợp thêm vật lý trị liệu như giảm đau bằng chườm nóng (Đông y thường chườm bằng lá ngải sao nóng rất hiệu quả) hoặc dùng điện châm, châm cứu, laser…

Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm như:

Các thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol; giảm đau chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam… uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ. Lưu ý các thuốc trên dùng đường toàn thân có thể ảnh hưởng tới dạ dày, chức năng gan, thận… Các thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal được chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống. Có thể bổ sung các thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, B6, B12; các thuốc giảm đau thần kinh như neurontin.

Đối với đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, có thể áp dụng biện pháp dùng thuốc tại chỗ là tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison với liệu trình mỗi đợt 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 3-7 ngày cũng cho hiệu quả giảm đau khá tốt. Tuy nhiên, việc tiêm ngoài màng cứng phải được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa khớp có kinh nghiệm, trong điều kiện tuyệt đối vô khuẩn.



Quá trình điều trị bệnh không thể thiếu việc phòng bệnh để tránh việc vừa điều trị dứt cơn đau lại hoạt động không đúng tư thế không những làm đau thêm mà còn khó điều trị triệt để hơn.

- Sau giai đoạn cấp, cần tránh những động tác quá sức như mang vác nặng, cúi gập người…

- Chú ý các tư thế như đi, đứng, ngồi …

- Luyện tập thể dục thể thao làm chắc cơ, dây chằng nhằm ổn định tốt các đốt sống và đĩa đệm, hạn chế đi lệch. Tuy nhiên tuỳ theo cơ thể, năng khiếu, sở thích và các bệnh khác có hay không mà tập những môn thể thao khác nhau và nhất thiết phải có huấn luyện viên hướng dẫn nhằm tránh tập sai dẫn đến tác dụng ngược, những tác động làm ảnh hưởng xấu tư thế cột sống.

Tóm lại, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là môt bệnh thường gặp ở người trẻ, tuổi lao động có thể phòng được nếu được hướng dẫn tư thế làm việc đúng, dành đủ thời gian nghỉ ngơi cho cột sống và các bài tập cơ lưng, cơ bụng thích hợp. Bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn bằng phương pháp bảo tồn hoặc phẫu thuật.

Hãy đến phòng khám cơ xương khớp Mayo để điều trị bệnh kịp thời, tránh gây ra những biến chứng sau này!

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Cách chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiệu quả?


Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh lý khá phổ biến có thể gặp ở mọi độ tuổi. Tùy vào từng bệnh án thoát vị đĩa đệm mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Có nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm như dùng thuốc, vật lý trị liệu, tập xà đơn,…  vậy phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất là gì. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và bệnh án


Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng các đĩa đệm bị thoái hóa, nứt vỡ khiến các nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát vị ra ngoài và chèn ép vào các rễ thần kinh, tủy sống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm cổ như gặp phải các chấn thương ở cột sống, thường xuyên làm việc sai tư thế, mang vác các vật nặng quá sức. Ngoài ra, các yếu tố khác như di truyền, sự thoái hóa đĩa đệm do tuổi già và mắc bệnh lý cột sống bẩm sinh cũng dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

Các bệnh án thoát vị đĩa đệm ở mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Tuy nhiên, trong mỗi bệnh án của các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ hầu hết đều xuất hiện các triệu chứng như đau âm ỉ, dữ dội ở vùng cổ. Các cơn đau có xu hướng tăng lên khi ho, cúi, xoay cổ. Ngoài ra, cơn đau còn lan xuống bả vai, cánh tay khiến cánh tay bị tê yếu. Với mỗi bệnh án thoát vị đĩa đệm sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Do đó, bạn nên đi thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ để được chữa trị kịp thời.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn

Có rất nhiều cách điều trị thoát vị đĩa đệm trong đó có phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn. Đây là cách rèn luyện thể lực đơn giản không những đem lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Cụ thể là việc hít xà đơn sẽ giúp giãn cơ lưng, cơ cổ một cách tự nhiên qua đó giải tỏa sức ép lên các dây thần kinh làm giảm các cơn đau hiệu quả.

Ngoài ra, tập xà đơn khi bị thoát vị đĩa đệm còn giúp lưu thông khí huyết, tăng cường máu đến các chi giúp các cử động linh hoạt. Bên cạnh đó, tập xà đơn thường xuyên còn giúp tăng cường sức khỏe, làm mạnh gân cơ cho hệ xương khớp dẻo dai và phòng tránh các bệnh tật khác như tiểu đường, gút, béo phì,…

Mặc dù chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn là phương pháp dễ thực hiện, ít tốn kém. Tuy nhiên, việc tập xà đơn chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, giúp làm giảm các cơn đau hiệu quả chứ không phải là phương pháp chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm. Hơn nữa, nếu muốn chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn, người bệnh nên lựa chọn những xà đơn vừa người, khung xà đơn chắc chắn và không tập luyện quá sức.


Cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất

Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hay thắt lưng có thể dẫn đến biến chứng teo cơ, tàn phế suốt đời. Các phương pháp như chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn hay xoa bóp, dùng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tức thời vì vậy người bệnh băn khoăn không biết cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất là gì.

Với bất kì một bệnh lý gì nhất là các bệnh liên quan đến cột sống như thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ việc tiêm thuốc hay uống thuốc kháng sinh để giảm đau đều luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận. Bên cạnh đó cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật cũng rất dễ xảy ra biến chứng dẫn đến nhiễm trùng, liệt người ngay trên gường mổ. Do đó cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện này là điều trị bằng phương pháp bảo tồn kết hợp giữa dùng thuốc đông y và vật lý trị liệu.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong thăm khám, chẩn đoán và chữa trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Phòng khám chuyên khoa xương khớp Mayo đã điều trị khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm lưng bằng các bài thuốc đông y kết hợp với châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Bên cạnh đó vật lý trị liệu phục hồi chức năng như kéo giãn cột sống, chiếu hồng ngoài cũng được các bác sỹ chuyên khoa phối hợp trong mỗi bệnh án, liệu trình điều trị của bệnh nhân.